1. Nguồn gốc của bún đậu mắm tôm
Để tìm hiểu về cách làm bún đậu mắm tôm, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về nguồn gốc xuất hiện của món ăn này nhé. Bún đậu mắm tôm là đặc sản truyền thống mang đậm hương vị của phố cổ Hà Nội đã từ rất lâu. Cách đây 10 năm, bún đậu mắm tôm thường được các bà, các cô bỏ vào những quanh gánh gồng gánh ra vỉa hè, với chảo dầu sôi cùng những nguyên liệu đã chuẩn bị sẵn. Bên cạnh có vài ba chiếc ghế là thành một địa điểm ăn bún đậu ngon lành.
Tuy nhiên những năm gần đây, món ăn này lại trở nên nổi bật và tạo thành “hot trend” trong giới trẻ. Nó đã trở thành một trào lưu ăn uống được nhiều người ưa chuộng. Không chỉ có mặt ở các tỉnh thành miền Bắc, món ăn này đã xuất hiện ở hầu khắp mọi nơi trên đất nước ta. Bún đậu mắm tôm trước kia chỉ là một món ăn vặt thông thường nhưng lại lại trở thành một món ăn chính được nhiều người lựa chọn trong các bữa hội họp bạn bè hay những bữa tiệc sinh nhật thân mật, đầm ấm.
Món ăn này nhìn có vẻ cầu kỳ nhưng thực chất rất đơn giản. Nguyên liệu chủ yếu của bún đậu mắm tôm thường chỉ bao gồm bún lá, đậu hũ chiên, mắm tôm, rau sống và thịt luộc. Có thể thấy đây là món ăn vô cùng “ngon – bổ – rẻ”. Bên cạnh các nguyên liệu đặc trưng, người ta còn biến tấu món ăn bằng cách cho thêm nhiều “topping” vào mẹt bún đậu. Chẳng hạn như lòng heo, dồi trường, chân giò rút xương, chả cốm…
2. Cách làm bún đậu mắm tôm ngon đúng chuẩn
2.1. Nguyên liệu để làm món bún đậu mắm tôm
2.2. Cách làm bún đậu mắm tôm
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Đậu hũ: Rửa sạch, để ráo và cắt thành từng miếng hình vuông rồi đem đi chiên giòn trên chảo dầu nóng. Khi chiên đậu xong, bạn vớt đậu ra khỏi chảo dầu ròi để lên đĩa có lít giấy thấm dầu cho giấy hút hết dầu còn thừa bám trên miếng đậu. Cách này giúp đậu giòn, ngon và ăn không bị ngán.
Thịt ba chỉ: Đem rửa sạch, ngâm qua nước muối cho bớt mùi hôi rồi để ráo nước. Cho thịt vào một nòi nước chần sơ, sau đó đổ nước này đi và thay bằng nồi nước khác. Lúc này bạn luộc thịt đến khi chín thì vớt ra, để nguội và thái thành từng lát mỏng.
Thịt chân giò: rửa sạch với nước muối loãng. Dùng dây buộc chân giò lại rồi cho vào nồi nước lạnh thêm chút muối vào để luộc. Chân giò nên luộc với lửa vừa từ 35 – 45 phút cho chín mềm là được. Lưu ý không nên luộc thịt quá lấu vì thịt sẽ bị khô và nát. Sau khi luộc thịt xong, bạn vớt ra và cho ngay vào nồi nước lạnh rồi bỏ vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 30 phút. Cách này giúp thịt keo dính vào nhau, khi thái ra ăn sẽ rất đẹp mắt. Sau thời gian trên, lấy thịt ra và thái thành từng lát mỏng vừa ăn.
Chả cốm: Đem chiên giòn trên chảo, chú ý lật đều cả hai mặt để chả được chín đều và giòn hơn.
Lòng heo: Lòng heo làm sạch, cho vào nồi nước có ít muối để luộc chín. Sau đó vớt ra ngoài, cho vào chén nước đá rồi đem ra thái thành miếng vừa ăn. Sau đó đem chiên lòng trên chảo cho đều hết các mặt rồi vớt ra, để ráo dầu.
Dưa leo và các loại rau sống: Dưa leo rửa sạch, thái lát. Rau sống nhặt bỏ những cọng rau héo úa, sâu đục, những cành lá bị già rồi đem rửa sạch. Vì là rau ăn sống nên bạn phải ngâm qua nước muối loãng khoảng 30 phút để rau sạch và đảm bảo vệ sinh. Sau đó vớt ra rửa lại với nước sạch và để rau ráo nước.
Bún lá tươi: cắt thành từng miếng vừa ăn.
Bước 2: Pha mắm tôm để chấm
Mắm tôm được xem là linh hồn của món ăn này nên công đoạn pha chế là rất quan trọng. Bạn cho mắm tôm ra một cái chén, sau đó cho vào chén thêm 1 muỗng canh đường, 1 muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng cà phê ớt băm và vắt 1 quả tắc (quất) vào chén mắm. Dùng đũa khuấy thật đều chén mắm cho các gia vị tan ra, hòa quyện vào nhau đến khi thấy mắm trong chén tạo bọt, nếm thử cho vừa ăn là được.
Một bí quyết để làm nước chấm ngon hơn mà mọi người hay truyền tai nhau đó là cho vào chén mắm một muỗng dầu phi với hành. Như vậy bát nước chấm sẽ thơm ngon hơn rất nhiều lần.
Hotline: +60 10-401 7133
Địa chỉ: Lot no . B1&B2,Backspace@ Alor, No.15A(R-1-18)Jalan Tong Shin,50200 Kuala Lumpur Malaysia